Lễ cúng thần Núi của người Cơ tu là một trong những hóa đặc sắc của người Cơ Tu, nếu bạn là người yêu thích khám phá nền văn hóa riêng của dân tộc, bạn hãy một lần đặt chân đến Đà Nẵng để được chiêm ngưỡng và hòa mình vào nền văn hóa đặc sắc mang đậm bản sắc dân tộc.
Dân tộc Cơ tu thường mang đậm nét văn hóa riêng, và cũng là một trong những dân tộc có nhiều lễ hội diễn ra trong năm như: lễ Kết nghĩa, lễ Mừng mùa, lễ Cúng đất lập làng, lễ Cúng thần Núi…đến đây vào dịp diễn ra lễ hội bạn sẽ được hòa mình vào không khí của lê hội diễn mang đến cho bạn cảm giác thích thú nhất.
Trong đó phải kể đến lễ Cúng thần Núi (Tấc Ka Coong hay Puy Dàng xứ) là một trong những lễ hội lớn nhất, thể hiện rõ nét tín ngưỡng của người Cơ tu.
Theo quan niệm của người Cơ tu có nhiều vị thần cai quản, chi phối cuộc sống của dân làng như: thần Núi, thần Rừng, thần Sông, thần Suối… đó là những vị thần đã mang lại ấm no hạnh phúc hạnh phúc, sức khỏe, bình an, sung túc, mùa màng bội thu cho mọi người, mọi nhà.
Khi bước vào lễ hội là lễ Cúng thần Núi, già làng sẽ tổ chức họp đồng đủ các gia đình bạn về cách thức, quy mô, lễ vật, thời gian, số lượng khách mời đến tham dự lễ hội.
Trước khi buổi lễ diễn ra sẽ có màn tẩy rửa, lễ Cúng sạch, lễ Xin đất…tẩy sạch những nhơ bẩn, ô uế. Vì theo quan niệm của người Cơ tu, nếu không làm nghi lễ này bản thân sẽ không được thanh sạch. Đây là lễ hội mà cả già làng cùng trưởng họ dâng mâm cúng cỗ sạch cho Dàng, thần linh thưởng thức, làm cho các vị thần vui lòng mát dạ.
Theo quan niệm của người Cơ tu, lễ xin đất là xin phép các vị thần linh cho phép sử dụng một khoảnh đất tại sân chung của làng để chôn cây nêu bằng tre và cột hiến tế.
Với người Cơ tu cây nêu là hiến tế quan trọng nhất trong các lễ hội là cây cầu nối giữa bản làng với thần linh. Lễ đài là lễ cúng thần núi được thể hiện các nghi thức thiêng liêng, nghi lễ hiến sinh (đâm trâu), đọc lời khấn nguyện mời các vị thần linh về chứng kiến và thụ hưởng những lễ vật của làng dâng cúng.
Ngoài ra đến với lễ hội còn được tham dự phần diễn xướng dân gian, trong dịp lễ cây nêu được trang trí rất bắt mắt, và điêu khắc độc đáo mọi người cùng khấn nguyện các vị thần phù hộ, cầu cho cây nêu luôn vững chãi, không nghiêng ngã ki buộc trâu, để lễ hội được thành công tốt đẹp.
Ngày nay lễ hội được cải tiến con trâu đâm hiến sinh bằng rơm rạ, hoặc đóng giả để không gây phản cảm, đây là một trong những phần linh thiêng nhất của lễ hội.
Trong không khí vui tươi của lễ hội mọi người đã mặc những bộ trang phục truyền thống, và tạo khối địa hình múa tung tung – da dá, diễn tấu trống chiêng xung quanh cây nêu.
Điệu múa da dá do những người phụ nữ Cơ tu với đôi tay hướng lễ trời cầu xin và đón nhận sự che chở của thần linh cho bản làng yên vui, tránh được các thiên tai, ốm đau và thể hiện biết ơn thần Sông, thần Suối đã ban tặng dòng nước ngọt lành, tôm cá thơm ngon…
Ngoài ra còn có những điệu múa linh thiêng và sôi động, sau đó còn có các nghi lễ dâng mâm cỗ cho các vị thần linh, các chàng trai cô gái dâng mam cễ đều được chọn rất kĩ Các cô gái bê khay đan bằng mây tre đựng bánh trái, hoa quả lần lượt đặt vào giàn với sự cung kính, cẩn trọng, nếu có dịp đi du lịch Đà Nẵng vào dịp diễn ra lễ hội du khách sẽ được hòa mình vào lễ hội đặc sắc.
Bên cạnh các sự kiện sôi nổi, các con vật dùng để tế lễ như: Trâu, bò, heo, gà, dê…gạ nếp nương lễ dâng cúng đầy đủ để các thần linh thụ hưởng, chung vui cùng với dân làng…