Nón làng Chuông là một trong những làng nghề truyền thống thông qua các sản phẩm nón lá, người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề làng nón, hiện chưa xác định được nón có từ bao giờ và trong câu ca dao xưa “Nón Chuông, khua lụa, quai thao làng Đơ”.
Làng Chuông nằm ngay tại huyện Thanh Oai, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km, nhưng nơi đây lại là một làng nghề truyền thống được gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay và là điểm tham quan được nhiều du khách tìm đến.
Có thể nói chiếc nón là biểu tượng mộc mạc của văn hóa Việt, và làng Chuông là nơi mang nét đẹp hoài cổ ấy của một làng nghề truyền thống, đến với du lịch Nón làng Chuông du khách sẽ bắt gặp những ngôi nhà cổ xưa, nơi có những người phụ nữ vẫn ngày ngày ngồi đan từng chiếc nón.
Trước đây làng Chuông thường làm nhiều loại nón, dùng cho nhiều tầng lớp như nón ba tầm cho các cô gái, nón nhô, nón long, nón dấu, nón chóp…
Với những chiếc nón quai thao thường dùng để đi chùa, nón lá già ghép sống thường được các chị em phụ nữ lựa chọn khi ra đồng, để làm nên những chiếc nón đẹp như vậy người làng Chuông đã phải dành rất nhiều công sức và thời gian.
Đối với những chiếc nón làm cầu kì hơn sẽ được trang trí vào trong lòng nón những họa tiết tinh tế, bằng giấy màu, và chỉ khâu nhiều vòng trông rất bắt mắt.
Ngay nay làng nón chuông không chỉ mang lại thu nhập cho người dân nơi đây mà còn là điểm sống ảo, điểm tham quan thưởng ngoạn khi đi du lịch Hà Nội, dù đến là nón Chuông vào bất kỳ màu nào trong năm du khách cũng cảm nhận được vẻ đẹp riêng.
Mặc dù trải qua bao thăng trầm của thời gian, nhưng người dân làng Chuông vẫn miệt mài khâu từng chiếc nón từ người già truyền lại cho thế hệ trẻ, người lớn dạy cho trẻ nhỏ và cứ thế truyền qua nhiều thế hệ, gìn giữ mãi chiếc nón lá vừa là truyền thống, vừa là nét văn hóa riêng của làng nghề.